Chân truyền Chánh pháp tương tục bất đoạn

About

5.9.16

Tổ Bất Như Mật Đa

          Tổ  Bất-Như-Mật-Đa (Punyamitra)
          Giữa thế kỷ thứ mười sau Phật Niết-bàn
          Ngài dòng Sát-Đế-Lợi ở Nam-Ấn, con vua Đức-Thắng, Lúc bé, Ngài đã sùng mộ Phật giáo, tánh tình thuần lương, thông minh xuất chúng. Vì can thiệp với vua cha về việc hại Tổ Bà-Xá-Tư-Đa, Ngài bị hạ ngục. Sau khi được thả, Ngài lấy cớ bệnh, từ ngôi Thái-tử, xin xuất gia với Tổ Bà-Xá-Tư-Đa. Sau đó, Ngài được Tổ truyền tâm ấn, đi giáo hóa các nơi.
          Ngài sang Đông-Ấn hoằng hóa. Vua nước nầy hiệu Kiên-Cố đang tin trọng các thầy Phạm-Chi. Hay tin Ngài vào nước nầy, chúng Phạm-Chi họp nhau bàn mưu hãm hại.
         Thầy bọn Phạm-Chi xin theo vua lên chỗ cao, ông chỉ xa hỏi vua: -Bệ hạ thấy gì không ? Phương-Tây có yêu khí, ắt ma vào nước.
          Vua đáp: -Không thấy, song có gì đáng ngại ?
          Phạm-Chi thưa :
          - Ma nầy đến thì quốc gia suy vong. Xin dâng kế với bệ hạ, chi bằng mình tiêu diệt trước đi.
          Vua đáp: -Chưa thấy họ có tội gì? đâu thể nhẫn tâm hại được.
          Phạm-Chi lại tiến cử một đồ chúng giỏi chú thuật để theo vua trị ma.
          Ngài dự biết trước việc xảy đến nên dặn đồ chúng: -Ta đến thành nầy ắt có nạn nhỏ, các ngươi chớ sợ.
           Đến thành, Ngài xin vào yết kiến nhà vua.
           Vừa gặp, vua liền hỏi: -Thầy đến đây làm gì ?
           Ngài đáp: - Tôi đến đây vì độ chúng sanh.
           Vua hỏi: - Sẽ lấy pháp gì ? độ những loài chúng sanh nào ?
           Ngài đáp: - Tùy mỗi loài kia dùng pháp độ họ.
           Vua hỏi: - Nếu có người pháp thuật giỏi, thầy dám chống chăng ?
           Ngài đáp: - Phật pháp rất chơn chánh, dù thiên ma cũng hàng phục được, huống là yêu thuật mà chẳng dám chống sao ? 
          Ngoại đạo nghe nói nổi nóng, liền dùng pháp thuật hóa quả núi lớn, hiện trên không ngay đầu Ngài, như chực sắp đè. Ngài lấy tay chỉ, quả núi bay lại trên đầu bọn Phạm Chi chúng hoảng sợ cầu Ngài cứu mạng. Ngài lấy tay chỉ, quả núi tan mất. Vua và chúng Phạm-Chi đều kính phục xin Ngài từ bi tha lỗi.
            Nhơn đó, Ngài đem yếu lý Phật pháp giảng giải cho vua nghe. Vua hiểu rõ, thêm lòng quí kính, thỉnh Ngài lưu lại trong hoàng cung. Ngài cũng cho nhà vua biết rằng trong nước nhà vua có một vị thánh nhơn sẽ nối tiếp Ngài truyền đạo. 
           Nguyên trong nước nầy có một đồng tử con dòng Bà-la-môn. Cha mẹ mất sớm, đồng tử ấy phải ăn xin để sống qua ngày. Đồng tử nầy tánh tình phóng khoáng lạ thường, không ai biết tên họ gì. Có khi đồng tử tự xưng là Anh-Lạc, nên dân chúng gọi là đồng-tử Anh Lạc.Gặp lúc đồng tử đi nhanh, có người hỏi:-Sao anh đi nhanh vậy?
          Đồng tử đáp:- Sao các người đi chậm quá.
          Có người hỏi:- Anh họ gì ?
          Đồng tử đáp:- Tôi với các người đồng họ.
          Một hôm, vua Kiên-Cố cùng Ngài Bất-Như-Mật-Đa ngồi chung xe đi sang thành Đông.  Anh-Lạc ra đón, đứng trước xe làm lễ.
          Ngài nói với nhà vua:
          - Người nầy là thánh nhơn ở trong nước đại vương vậy.
          Ngài lại hỏi Anh-Lạc: -Ngươi nhớ việc xưa chăng ?
         Anh-Lạc thưa: - Tôi nhớ xưa đồng trong pháp hội, Tôn-giả giảng Bát-Nhã-Ba-La-Mật-Đa, tôi giảng Tu-Đa-La thậm thâm. Duyên xưa lại gặp, nên mới đón nhau đây.
         Ngài nói với vua: -Đồng tử nầy là hóa thân của Bồ-Tát Đại-Thế-Chí ra đời để nối dòng pháp cho tôi. Sau tôi sẽ có hai vị đại-sĩ ra đời, vị trước giáo hóa ở Nam-Ấn, vị sau có duyên với nước Trung-Hoa, nhưng ở bên ấy chín năm rồi trở về bổn quốc. 
          Ngài bảo Anh-Lạc: -Do xưa ta giảng Bát-Nhã, ông thuyết Tu-Đa-La, nay lại gặp đây, nên lấy Bát-Nhã-Đa-La đặt tên ngươi. Bát-Nhã-Đa-La lễ tạ, theo thầy xuất gia.
         Ngài ở Đông-Ấn ngót sáu chục năm hoằng truyền chánh pháp. Thấy cơ duyên sắp mãn, Ngài gọi Bát-Nhã Đa-La đến dặn dò: -Xưa Như-Lai trao đại pháp nhãn tạng lần lượt truyền đến ta, nay ta đem truyền lại cho ngươi, ngươi nên lưu truyền chớ để dứt mất.
         - Nghe ta nói kệ: 
          Chơn tánh tâm địa tàng,
          Vô đầu diệc vô đuôi,
          Ứng duyên nhi hóa vật,
          Phương tiện hô vi trí.
          Dịch : 
          Kho tâm địa chơn tánh,
          Không đầu cũng không đuôi,
          Hợp duyên tùy hóa vật,
          Phương tiện gọi là trí.   
          Ngài từ giả vua Kiên-Cố rằng: -Đại-vương gánh vác việc nước, ủng hộ Tam-Bảo đều được an ổn. Vì tôi hóa duyên đã hết, không vì quyến luyến ân đức đại vương mà ở lâu, nay tôi sắp đi, đại vương khéo bảo hộ Phật pháp.  Ngài nói xong, trở lại chổ ngồi, thị hiện các thứ thần biến, rồi thị tịch. Vua và môn đồ xây tháp thờ xá-lợi cúng dường.
Share:

Related Posts:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Like

Translate

Đang theo dõi online

Được tạo bởi Blogger.

Categories

A Nan A xà thế Anh Lạc Arysimha Ẩm Trạch Ấn Tông Bà Tu Mật Bách luận Bách tự luận Bảo lạc ca Bảo Tịnh Bảo Trag Nghiêm Basiasita Bồ đề Đạt ma Bồ Đề La Bồ tát Ca Na Đề Bà Bồ tát Long Thọ Bồ tát Mã Minh Buddhamitra Buddhanandi Ca Thắng Ca Tỳ Ma La Chánh pháp nhãn tạng Châu kỳ Châu thư Châu Võ đế Chùa Bửu lâm chùa Sơn cốc Công Đức Đa La Công Thắng Cù Đàm Dhrataca Di Dá Ca Di La Quật Diệu tâm Niết bàn Dưu Lãnh Đại Giám thiền sư Đại Mãn thiền sư Đại trượng phu luận Đạo Tín Đắc Độ Đề Đà Ca Đức Thắng Gayasata Giám Trí thiền sư Haklena Hàm Hanh Hành Thao Hạo Nguyệt Hậu Ngụy Hiền Chúng Hiếp Tôn Giả Hiếu Trang đế Hoàn công Hoằng Nhẫn Hộc Phạn Huệ An Huệ Mãn Huệ Minh Huệ Năng Huỳnh Mai Hương Chí Hương sơn Jayata Không Quán Kiên Cố Kiết châu Kiều xa da Kim Quang Kinh Kim cang Kinh Phệ đà Kumarata Kỳ châu Kỳ xà quật Kỳ xuân La duyệt La phu Lạc dương Lãnh nam Lão Trang Lâm Thắng Linh sơn Loa xuyên Long Thắng Long tử Lương võ đế Lưu Chi Lý Thị Lý Thường Ma Đề Ma ha Ba xà Ba Đề Ma ha Ca Diếp Ma kiệt đà Mã Tăng Ma Manorhita Miccaka Minh đế Mục Kiền Liên Na đề Nghiêm Nhất Nguyên Hòa Linh Chiếu. Nguyệt Chí Nguyệt Tịnh Đa la Ngưu đầu Parsvika Phá đầu Phạm Chi Phạm Chí Pháp Dung Pháp Võ Phật Đà Nan Đề Phật pháp Phục Đà Mật Đa Phương Thánh Prajnatara Punyamitra Punyayasas Quang Cái Quang Độ Quang phước Quãng tế Rahulata Sanghanandi sông Hằng Sông Kim Thủy Sư Tử Tào khê Tào Võ Vệ Tăng Xán Tân châu Tất bát la Thần Tú Thích ca Mâu ni Thiên Cái Thiên Thắng Thiếu lâm Thiếu thất lục môn Thông Lãnh Thường An Lạc Thương Na Hòa Tu Thường Tự Tại Tịch Hạnh Tổ Bà Tu Bàn Đầu Tổ Bà Xá Tư Đa Tổ bát Nhã Đa La Tổ Bất Như Mật Đa Tổ Cưu Ma La Đa Tổ Già Da Xá Đa Tổ Hạc Lặc Na Tổ La Hầu La Đa Tổ Ma Noa La Tổ Phú Na Dạ Xa Tổ Sư Tử Tổ Tăng Già Nan đề Tổ thứ ba Tổ thứ hai Tổ thứ năm Tổ thứ tư Tổ Xà Dạ Đa Tối thượng thừa luận. Tống Vân Trúc lâm Tư Mã Tỳ Bà Thi Tỳ xá ly Uất Đầu Lam Upagupla Ưu Ba Cúc Đa Vasubandhu Vasumitra Viên Giác Thiền sư Vĩnh Mục Võ Lao Vô thượng chánh đẳng chánh giác Vô Úy Hải Xá Lợi Phất

Tổng số lượt xem trang

3281

Blogger templates