Chân truyền Chánh pháp tương tục bất đoạn

About

3.9.16

Tổ Sư Tử

          Tổ Sư-Tử (Aryasimha) 
          Cuối thế kỷ thứ chín sau Phật Niết-bàn
           Ngài dòng Bà-la-môn người Trung-Ấn. Thuở nhỏ Ngài rất thông minh, tài hùng biện xuất chúng. Ngài có người em tên Long-Tử cũng thông minh như thế. Trước Ngài thọ giáo với thầy Bà-la-môn, em Ngài lại xuất gia tu theo Phật giáo.
          Khi Long-Tử tịch, Ngài có cơ hội gặp Tổ Hạc-Lặc-Na và hồi đầu thọ giáo với Tổ. Khi Tổ sắp tịch truyền tâm pháp lại cho Ngài. Ngài sang nước Kế-Tân hoằng hóa.
          Trong nước nầy trước có vị Sa-môn tên Bà-Lợi-Ca, chuyên tập thiền quán Tiểu-thừa. Môn đồ của Bà Lợi-Ca, sau lại chia làm năm phái:
           1)  Thiền-định,
           2)  Tri-kiến,
           3)  Chấp-tướng,
           4)  Xã- tướng,
           5)  Tịnh-khẩu.
          Họ tranh nhau dành phần hơn. Ngài đến các phái ấy, dùng biện tài vô ngại chiết phục được bốn phái. Duy phái Thiền-định người cầm đầu là Đạt-Ma-Đạt, hay tin nầy tức giận tìm đến cật vấn Ngài. 
          Vừa gặp Ngài, Đạt-Ma-Đạt nói: -Muốn gặp nhau vấn nạn mới đến đây.
          Ngài hỏi: - Nhơn giả tập định sao lại đến đây? Nếu có đến đây thì đâu phải thường tập định?
          Ma Đạt nói: -Tôi đến chỗ nầy mà tâm cũng không loạn, định tùy người tập đâu phải tại chỗ nơi.
          Ngài hỏi:-Nhơn giả lại đây thì cái tập kia cũng đến. Đã không phải chỗ nơi thì đâu tại người tập?
          Ma-Đạt nói: -Vì định tập người, chẳng phải người tập định.Tuy tôi có đi lại mà cái định ấy vẫn thường tập.
          Ngài hỏi:-Người chẳng tập định, vì định tập người. Vậy chính khi người đi lại, thì cái định ấy tập ai ?
          Ma-Đạt nói: -Như hạt minh châu sạch, trong ngoài không bị che, nếu định được thông đạt cũng lại như thế.
          Ngài bảo:-Nếu định thông đạt giống như hạt minh châu. Nay thấy nhơn giả không thể sánh được với hạt minh châu.
          Ma-Đạt nói: -Hạt châu kia sáng suốt trong ngoài đều định. Tâm tôi không loạn ví như hạt châu ấy.
          Ngài bảo:-Châu kia không có trong ngoài, nhơn giả làm sao hay định ? Vật nhơ chẳng giao động, định nầy chẳng phải sạch.
          Đạt-Ma-Đạt biết nghĩa mình bị bẽ gãy, càng kính phục, đảnh lễ bạch Ngài: -Con học đạo còn sơ suyển, nếu không được lời chỉ dạy của Tôn-giả làm sao biết được chỗ tột. Cúi xin Tôn-giả thương xót nhận con làm học trò.
          Ngài dạy thêm: -Thiền-định của chư Phật không có sở đắc. Giác đạo của chư Phật không có sở chứng. Không đắc không chứng là chơn giải thoát. Đền nhơn trả quả là nghiệp báo của thế gian, ở trong pháp nầy (chơn giải thoát) ắt chẳng như thế. Ngươi nếu tập định nên tập như vậy.
          Đạt-Ma-Đạt vui vẻ vâng lời dạy.
          Một hôm, có ông trưởng giả dẫn đứa con đến yết kiến Ngài.
          Trưởng giả thưa: -Thằng con tôi đây tên là Tư Đa, từ khi sanh ra cho đến giờ (20 tuổi)
mà bàn tay trái vẫn nắm chặc lại chưa từng mở ra. Xin Tôn-giả từ bi nói rõ nhơn đời trước của nó cho con hiểu.
          Ngài nhìn thẳngvào mặt Tư-Đa, rồi đưa tay bảo: -Trả hạt châu lại cho ta !
          Tư-Đa liền sè tay dâng hạt châu cho Ngài, Ông trưởng-giả và đồ chúng thấy thế đều ngạc nhiên. Ngài giải thích:-Thuở quá khứ Ta làm vị Tỳ-kheo thường được Long-Vương thỉnh xuống Long-cung tụng kinh, khi ấy, Tư-Đa nầy cũng theo ta xuất gia, tên Bà-Xá. Một hôm, Long-Vương thỉnh ta đi tụng kinh, Bà-Xá theo làm thị giả. Tụng kinh xong, Long-Vương cúng hạt châu đáp lễ. Ta nhận trao cho thị giả giữ trong tay. Ta tịch, sanh nơi đây, vì nhơn duyên thầy trò chưa hết, nên lại gặp nhau tại hội nầy.
            Ông trưởng giả nghe được tiền duyên của con mình, hoan hỷ cho Tư-Đa theo Ngài xuất gia.  
            Ngài xét duyên xưa và nay nên hợp hai tên lại đặt là Bà-Xá-Tư-Đa.
           Nhận Bà-Xá-Tư-Đa rồi, Ngài triệu tập thánh chúng làm lễ truyền giới. Sau đó, Ngài gọi Bà-Xá-Tư-Đa lại bảo:-Nơi nước nầy sắp có tai nạn đến cho ta, nhưng tuổi ta đã già yếu đâu mong lánh thoát làm gì. Ta đã được truyền đại pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay ta trao lại cho ngươi, ngươi nên phụng trì, ngươi mau đi khỏi nước nầy, lấy sự giáo hóa làm nhiệm vụ. Nếu có người nghi ngờ nên trình cái y tăng-già-lê của ta đây làm tin. Nghe ta nói kệ: 
          Chánh thuyết tri kiến thời,
          Tri kiến câu thị tâm,
          Đương tâm tức tri kiến,
          Tri kiến tức vu kim.
          Dịch:
          Chính khi nói tri kiến,
          Tri kiến đều là tâm,
          Chính tâm tức tri kiến,
          Tri kiến tức là hiện nay.
          Bà-Xá-Tư Đa nhận lãnh tuân hành, ngay hôm ấy đi nơi khác.
          Lúc ấy, trong nước Kế Tân có hai người ngoại đạo giỏi pháp huyễn thuật mưu đồ ám sát nhà vua. Nhưng còn ngại bại lộ cơ mưu, nên chúng đổi hình Tỳ-kheo đi làm việc gian ác ấy. Quả nhiên bị quân quan bắt được. Vua Di-La-Quật hay việc nầy nổi cơn phẩn nộ, ra lệnh triệt hạ chùa chiền, bắt nhốt tăng chúng.
          Vua trách: -Lâu nay ta sùng kính Phật giáo quý trọng Tỳ-kheo mà nay họ lại manh tâm sát hại ta, vậy còn đạo đức chỗ nào?
          Bởi sự tức giận ấy, nhà vua đích thân cầm gươm báo đến chỗ Ngài Sư-Tử hỏi: -Thầy được không tướng chưa ?
           Ngài đáp: -Đã được.
          - Đã được, thì còn sợ sống chết chăng ?
          - Đã lìa sống chết thì đâu có sợ. Chẳng sợ có thể cho ta cái đầu chăng?
          - Thân chẳng phải cái của ta, huống nữa là đầu.
          Vua liền chặt đầu Ngài rơi xuống đất. Nơi cổ phun lên giọt sữa trắng cao chừng một trượng. Cánh tay mặt của vua Di-La-Quật cũng đứt lìa. Bảy ngày sau vua băng (Duyên nghiệp đời trước của Ngài và nhà vua có ghi rõ ràng trong: Thánh-Trụ Tập và Bửu-Lâm Truyện). Thái-tử Quang -Thủ lên ngôi, lo mai táng phụ hoàng và thỉnh chúng tăng cúng dường sám hối. Tăng chúng lo xây tháp thờ Ngài.
Share:

Related Posts:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Like

Translate

Đang theo dõi online

Được tạo bởi Blogger.

Categories

A Nan A xà thế Anh Lạc Arysimha Ẩm Trạch Ấn Tông Bà Tu Mật Bách luận Bách tự luận Bảo lạc ca Bảo Tịnh Bảo Trag Nghiêm Basiasita Bồ đề Đạt ma Bồ Đề La Bồ tát Ca Na Đề Bà Bồ tát Long Thọ Bồ tát Mã Minh Buddhamitra Buddhanandi Ca Thắng Ca Tỳ Ma La Chánh pháp nhãn tạng Châu kỳ Châu thư Châu Võ đế Chùa Bửu lâm chùa Sơn cốc Công Đức Đa La Công Thắng Cù Đàm Dhrataca Di Dá Ca Di La Quật Diệu tâm Niết bàn Dưu Lãnh Đại Giám thiền sư Đại Mãn thiền sư Đại trượng phu luận Đạo Tín Đắc Độ Đề Đà Ca Đức Thắng Gayasata Giám Trí thiền sư Haklena Hàm Hanh Hành Thao Hạo Nguyệt Hậu Ngụy Hiền Chúng Hiếp Tôn Giả Hiếu Trang đế Hoàn công Hoằng Nhẫn Hộc Phạn Huệ An Huệ Mãn Huệ Minh Huệ Năng Huỳnh Mai Hương Chí Hương sơn Jayata Không Quán Kiên Cố Kiết châu Kiều xa da Kim Quang Kinh Kim cang Kinh Phệ đà Kumarata Kỳ châu Kỳ xà quật Kỳ xuân La duyệt La phu Lạc dương Lãnh nam Lão Trang Lâm Thắng Linh sơn Loa xuyên Long Thắng Long tử Lương võ đế Lưu Chi Lý Thị Lý Thường Ma Đề Ma ha Ba xà Ba Đề Ma ha Ca Diếp Ma kiệt đà Mã Tăng Ma Manorhita Miccaka Minh đế Mục Kiền Liên Na đề Nghiêm Nhất Nguyên Hòa Linh Chiếu. Nguyệt Chí Nguyệt Tịnh Đa la Ngưu đầu Parsvika Phá đầu Phạm Chi Phạm Chí Pháp Dung Pháp Võ Phật Đà Nan Đề Phật pháp Phục Đà Mật Đa Phương Thánh Prajnatara Punyamitra Punyayasas Quang Cái Quang Độ Quang phước Quãng tế Rahulata Sanghanandi sông Hằng Sông Kim Thủy Sư Tử Tào khê Tào Võ Vệ Tăng Xán Tân châu Tất bát la Thần Tú Thích ca Mâu ni Thiên Cái Thiên Thắng Thiếu lâm Thiếu thất lục môn Thông Lãnh Thường An Lạc Thương Na Hòa Tu Thường Tự Tại Tịch Hạnh Tổ Bà Tu Bàn Đầu Tổ Bà Xá Tư Đa Tổ bát Nhã Đa La Tổ Bất Như Mật Đa Tổ Cưu Ma La Đa Tổ Già Da Xá Đa Tổ Hạc Lặc Na Tổ La Hầu La Đa Tổ Ma Noa La Tổ Phú Na Dạ Xa Tổ Sư Tử Tổ Tăng Già Nan đề Tổ thứ ba Tổ thứ hai Tổ thứ năm Tổ thứ tư Tổ Xà Dạ Đa Tối thượng thừa luận. Tống Vân Trúc lâm Tư Mã Tỳ Bà Thi Tỳ xá ly Uất Đầu Lam Upagupla Ưu Ba Cúc Đa Vasubandhu Vasumitra Viên Giác Thiền sư Vĩnh Mục Võ Lao Vô thượng chánh đẳng chánh giác Vô Úy Hải Xá Lợi Phất

Tổng số lượt xem trang

3281

Blogger templates