Chân truyền Chánh pháp tương tục bất đoạn

About

4.8.16

Chân truyền Phật pháp

          Hiện nay Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn trên thế giới, bản thể của Phật giáo không đơn thuần là một tôn giáo mà nó còn được đánh giá như  là một hệ thống triết học từ ngàn xưa đến bây giờ.
          Hơn 2.000 năm, kể từ khi Đức Phật Thích-ca đản sanh vào năm 563 trước Công nguyên, trải qua quá trình tu tập cho đến lúc tự tìm được và minh chứng cho sự giác ngộ của chính mình,  Phật giáo đã càng ngày càng phát triển lớn mạnh và được chân truyền chánh pháp từ Đức PHật đến ngài Ma-ha Ca-diếp làm Tổ thứ nhất tiếp nối liên tục qua các Tổ sư ở Ấn độ.


        Cho đến đời Tổ thứ hai mươi tám là Bồ-đề Đạt-ma, vị này theo lời phó chúc của Tổ đời hai mươi bảy, mang ánh sáng Phật pháp truyền sang Trung Hoa.

        Mặc dù đạo Phật lúc bấy giờ đã được người Trung Hoa biết đến. Chính vua Lương Võ Đế cũng là một Phật tử mộ đạo lúc bấy giờ. Nhưng giáo lý chân truyền của Phật giáo chưa được nhiều người biết đến và chưa được hoằng hóa rộng rãi.

        Bồ-đề Đạt-ma, theo lịch đại Tổ sư Tây Thiên, là Tổ đời thứ hai mươi tám, tức là vị Tổ sau rốt được chân truyền. Kể theo lịch đại Tổ sư Đông độ tiếp nối truyền y bát, thì ngài là vị Sơ Tổ. Và vị Tổ sư sau rốt được truyền y bát là Tổ đời thứ sáu, Đại sư Huệ Năng, tịch diệt năm 713. Sau đời Lục Tổ Huệ Năng, Thiền tông chỉ truyền pháp, không còn lệ truyền y bát nữa.
        Thích ca Mâu ni Phật được coi như là đấng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là giáo chủ của Phật giáo, còn được gọi là Phật tổ, tuy vậy nếu tính theo thứ tự các vị tổ của Phật giáo, Ma ha Ca Diếp là vị tổ đầu tiên được nhận y, bát chân truyền lúc Đức Phật còn hiện tiền. Tiếp theo là 28 tổ sư Phật giáo tại Ấn độ và 5 vị tổ sư tại Trung quốc, mà Bồ đề Đạt ma được coi là Sơ tổ Thiền tông Phât giáo tại đây.
        Danh sách các vị tổ sư Phật giáo như sau :
    Các vị Tổ sư Thiền tông Ấn Độ
01. Tổ thứ nhất Ma-Ha-Ca-Diếp
02. Tổ thứ hai A-Nan
03. Tổ thứ ba Thương-Na-Hòa-Tu
04. Tổ thứ tư U-Ba-Cúc-Đa
05 Tổ thứ năm Đề-Đa-Ca
06. Tổ thứ sáu Di-Dá-Ca
07. Tổ thứ bảy Bà-Tu-Mật
08. Tổ thứ tám Phật-Đà-Nan-Đề
09. Tổ thứ chín Phục-Đà-Mật-Đa
10. Tổ thứ mười Hiếp-Tôn-Giả
11. Tổ thứ mười một Phú-Na-Dạ-Xa
12. Tổ thứ mười hai Mã-Minh
13. Tổ thứ mười ba Ca-Tỳ-Ma-La
14. Tổ thứ mười bốn Long-Thọ
15. Tổ thứ mười lăm Ca-Na-Đề-Bà
16. Tổ thứ mười sáu La-Hầu-Đa-La
17. Tổ thứ mười bảy Tăng-Già-Nan-Đề
18. Tổ thứ mười tám Già-Da-Xá-Đa
19. Tổ thứ mười chín Cưu-Ma-La-Đa
20. Tổ thứ hai mươi Xà-Dạ-Đa
21. Tổ thứ hai mươi mốt Bà-Tu-Bàn-Đầu
22. Tổ thứ hai mươi hai Ma-Noa-La
23. Tổ thứ hai mươi ba Hạc-Lạc-Na
24. Tổ thứ hai mươi bốn Sư-Tử
25. Tổ thứ hai mươi lăm Bà-Xá-Tư-Đa
26. Tổ thứ hai mươi sáu Bất-Như-Mật-Đa
27. Tổ thứ hai mươi bảy Bát-Nhã-Đa-La
28. Tổ thứ hai mươi tám Bồ-Đề-Đạt-ma (Sơ tổ Thiền Trung quốc)
    Các Vị Tổ sư Thiền tông Trung Hoa
29. Tổ thứ hai mươi chín Huệ-Khả (Nhị tổ)
30. Tổ thứ ba mươi Tăng-Xán (Tam tổ)
31. Tổ thứ ba mươi mốt Đạo-Tín (Tứ tổ)
32. Tổ thứ ba mươi hai Hoằng-Nhẫn (Ngũ tổ)
33. Tổ thứ ba mươi ba Huệ Năng (Lục tổ)

          Thế nào gọi là “Tổ”? 
          Phật đem tất cả phật pháp truyền lại cho đệ tử; người đệ tử được truyền pháp này gọi là Tổ Sư. Chế độ “Tổ” tại Ấn Độ là một đời chỉ truyền cho một người, gọi là truyền đơn, cho nên Phật chỉ truyền cho Ca Diếp, Tổ Ca Diếp lại chỉ truyền cho A Nan làm nhị tổ, nhị tổ A Nan lại truyền cho Thương Na Hòa Tu làm tam tổ, tam tổ Thương Na Hòa Tu lại truyền cho Ưu Ba Cúc Đa làm tứ tổ…; mỗi đời mỗi đời truyền xuống đều là pháp môn tâm ấn tâm này.
         Từ Tổ đầu tiên truyền đến Tổ Bồ Đề Đạt Ma thứ 28; Tổ Bồ Đề Đạt Ma lại mang toàn bộ pháp môn tâm ấn của kho tàng con mắt chánh pháp, diệu tâm niết bàn, vô tướng thực tướng, truyền ngoài ngôn giáo đến Trung Hoa truyền cho Thần Quang làm nhị tổ; Nhị tổ Thần Quang lại truyền cho Tam Tổ, cứ thế truyền đến Tứ Tổ, Ngũ Tổ, cho đến Lục Tổ; về sau “hoa khai ngũ diệp” (một hoa nở ra năm cánh—chỉ cho Tổ Bồ Đề Đạt Ma là người Ấn Độ và năm vị Tổ kế là người Trung Hoa) mới chia ra thành năm tông phái lớn là “tông Lâm Tế, tông Tào Động, tông Quy Ngưỡng, tông Vân Môn và tông Pháp Nhãn” và cho đến hôm nay thì Phật pháp đã truyền đến phương Tây. Đây là ý nghĩa tổng quát của “sự truyền thừa giáo pháp từ Đức Phật đến chư Tổ”.
Share:

Related Posts:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Like

Translate

Đang theo dõi online

Được tạo bởi Blogger.

Categories

A Nan A xà thế Anh Lạc Arysimha Ẩm Trạch Ấn Tông Bà Tu Mật Bách luận Bách tự luận Bảo lạc ca Bảo Tịnh Bảo Trag Nghiêm Basiasita Bồ đề Đạt ma Bồ Đề La Bồ tát Ca Na Đề Bà Bồ tát Long Thọ Bồ tát Mã Minh Buddhamitra Buddhanandi Ca Thắng Ca Tỳ Ma La Chánh pháp nhãn tạng Châu kỳ Châu thư Châu Võ đế Chùa Bửu lâm chùa Sơn cốc Công Đức Đa La Công Thắng Cù Đàm Dhrataca Di Dá Ca Di La Quật Diệu tâm Niết bàn Dưu Lãnh Đại Giám thiền sư Đại Mãn thiền sư Đại trượng phu luận Đạo Tín Đắc Độ Đề Đà Ca Đức Thắng Gayasata Giám Trí thiền sư Haklena Hàm Hanh Hành Thao Hạo Nguyệt Hậu Ngụy Hiền Chúng Hiếp Tôn Giả Hiếu Trang đế Hoàn công Hoằng Nhẫn Hộc Phạn Huệ An Huệ Mãn Huệ Minh Huệ Năng Huỳnh Mai Hương Chí Hương sơn Jayata Không Quán Kiên Cố Kiết châu Kiều xa da Kim Quang Kinh Kim cang Kinh Phệ đà Kumarata Kỳ châu Kỳ xà quật Kỳ xuân La duyệt La phu Lạc dương Lãnh nam Lão Trang Lâm Thắng Linh sơn Loa xuyên Long Thắng Long tử Lương võ đế Lưu Chi Lý Thị Lý Thường Ma Đề Ma ha Ba xà Ba Đề Ma ha Ca Diếp Ma kiệt đà Mã Tăng Ma Manorhita Miccaka Minh đế Mục Kiền Liên Na đề Nghiêm Nhất Nguyên Hòa Linh Chiếu. Nguyệt Chí Nguyệt Tịnh Đa la Ngưu đầu Parsvika Phá đầu Phạm Chi Phạm Chí Pháp Dung Pháp Võ Phật Đà Nan Đề Phật pháp Phục Đà Mật Đa Phương Thánh Prajnatara Punyamitra Punyayasas Quang Cái Quang Độ Quang phước Quãng tế Rahulata Sanghanandi sông Hằng Sông Kim Thủy Sư Tử Tào khê Tào Võ Vệ Tăng Xán Tân châu Tất bát la Thần Tú Thích ca Mâu ni Thiên Cái Thiên Thắng Thiếu lâm Thiếu thất lục môn Thông Lãnh Thường An Lạc Thương Na Hòa Tu Thường Tự Tại Tịch Hạnh Tổ Bà Tu Bàn Đầu Tổ Bà Xá Tư Đa Tổ bát Nhã Đa La Tổ Bất Như Mật Đa Tổ Cưu Ma La Đa Tổ Già Da Xá Đa Tổ Hạc Lặc Na Tổ La Hầu La Đa Tổ Ma Noa La Tổ Phú Na Dạ Xa Tổ Sư Tử Tổ Tăng Già Nan đề Tổ thứ ba Tổ thứ hai Tổ thứ năm Tổ thứ tư Tổ Xà Dạ Đa Tối thượng thừa luận. Tống Vân Trúc lâm Tư Mã Tỳ Bà Thi Tỳ xá ly Uất Đầu Lam Upagupla Ưu Ba Cúc Đa Vasubandhu Vasumitra Viên Giác Thiền sư Vĩnh Mục Võ Lao Vô thượng chánh đẳng chánh giác Vô Úy Hải Xá Lợi Phất

Tổng số lượt xem trang

3281

Blogger templates