Chân truyền Chánh pháp tương tục bất đoạn

About

25.8.16

Tổ La Hầu La Đa

         Tổ La Hầu La Đa (Rahulata)
         Đầu thế kỷ thứ bảy sau Phật Niết-bàn.
        Ngài dòng Phạm-Ma ở nước Ca-Tỳ-La, Thuở nhỏ đã có sẵn lòng mộ đạo. Khi lớn do cơ duyên trong vườn có cây mọc nấm, Tổ Đề-Bà giải thích nhơn do, mà Ngài được xuất gia. Sau khi được truyền tâm ấn, Ngài thống lãnh đồ chúng du hóa nhơn gian, lần lượt đến phía Nam thành Thất-La-Phiệt gặp sông Kim-Thủy. Ngài bảo chúng :
        - Các ngươi biết chăng ? Vừa thấy bóng năm đức Phật hiện dưới dòng sông, ta lấy bát mút nước nếm có mùi vị lạ, ngược dòng sông nầy chừng năm trăm dặm sẽ có bực chính nhơn ở, hiệu là  Tăng-Già-Nan-Đề.
        Ngài bèn dẫn chúng theo ven bờ sông trở lên, quả nhiên thấy Nan-Đề đang ngồi thiền trong thất đá. Ngài và đồ chúng dừng lại xem, chờ đến bảy ngày Nan-Đề mới xuất định.
         Ngài hỏi Nan-Đề: -Thân ông định hay tâm ông định ?
         Nan-Đề đáp: -Thân tâm đều định.
         - Thân tâm đều định sao có xuất nhập ?
         - Tuy có xuất nhập mà không mất tướng định, như vàng ở trong giếng, vàng ra ngoài giếng, thể vàng vẫn yên lặng.
         - Nếu vàng ở trong giếng, vàng ra ngoài giếng, thể vàng không động tịnh, thì vật gì ra vào ?  
         - Nơi vàng không động tịnh thì vật gì ra vào ? Đã thừa nhận vàng ra vào mà thể vàng không động tịnh.
         - Nếu vàng ở trong giếng thì ra là vật gì ?
         - Vàng, nếu ra ngoài thì ở trong giếng không phải vàng,Vàng nếu ở trong giếng thì ra không phải vật.
         - Nghĩa nầy không đúng.
         - Lý kia chẳng nhằm.
         - Nghĩa nầy đã ngã.
         - Nghĩa kia chẳng thành.
        - Nghĩa kia chẳng thành mà nghĩa của ta thành.
        - Nghĩa ta tuy thành mà pháp không có ta.
        - Nghĩa ta đã thành vì ta mà không ta.
        - Ta mà không ta lại thành nghĩa gì ?
        - Vì ta không ta nên thành nghĩa của ngươi.
        - Nhơn giả thờ vị thánh nào mà được "không ta" ấy ?
        - Thầy ta là Bồ-Tát Ca-Na-Đề-Bà chứng được "không ta".
          Nan-Đề tán thán : Cúi đầu lễ Đề-Bà, người tạo thành nhơn giả.Vì nhơn giả "không ta", tôi muốn thờ nhơn giả.
          Ngài bảo: -Vì ta đã "không ta", ngươi cần thấy ta ta. Ngươi nếu thờ nơi ta, biết ta chẳng ta ta.
          Nan-Đề tâm được rỗng rang liền đảnh lễ nói kệ :
         Tam giới nhất minh đăng,
         Hồi quang nhi chiếu ngã,
         Thập phương tất khai lãng,
          Như nhật hư không trụ.
Dịch :
          Ba cõi một ngọn đèn,
         Ánh sáng soi chiếu con,
         Mười phương đều sáng lạng,
         Như mặt trời trong không.
         Nan-Đề nói kệ xong, lại đảnh lễ cầu xin thế độ.
         Ngài bảo: -Tâm ngươi tự tại chẳng lệ thuộc vào ta, cần gì nương nhờ mà cầu giải thoát.
         Một hôm, Ngài gọi Nan-Đề đến bảo: Nay ta đã già không còn ở đời bao lâu, đại pháp nhãn tạng của Như-Lai trao lại cho ngươi. Nghe ta nói kệ :
         Ư pháp thật vô chứng,
         Bất thủ diệc bất ly,
         Pháp phi hữu vô tướng,
         Nội ngoại vân hà khởi.
         Dịch : 
         Nơi pháp thật không chứng,
         Chẳng giữ cũng chẳng lìa,
         Pháp chẳng tướng có không,
         Trong ngoài do đâu khởi.
         Nan-Đề nghe kệ xong càng thêm cung kính, nói kệ tán thán :
         Thiện tai đại thánh giả,
         Tâm minh du nhật nguyệt,
         Nhất quang chiếu thế giới,
         Ám ma vô bất diệt.
         Dịch : 
         Lành thay ! bậc đại thánh,
         Tâm sáng như nhật nguyệt,
         Ánh sáng chiếu thế giới,
         Ma tối diệt hết sạch.

         Ngài ngồi trên tòa lặng lẽ thị tịch. Bốn chúng xây tháp cúng dường.
Share:

Related Posts:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Like

Translate

Đang theo dõi online

Được tạo bởi Blogger.

Categories

A Nan A xà thế Anh Lạc Arysimha Ẩm Trạch Ấn Tông Bà Tu Mật Bách luận Bách tự luận Bảo lạc ca Bảo Tịnh Bảo Trag Nghiêm Basiasita Bồ đề Đạt ma Bồ Đề La Bồ tát Ca Na Đề Bà Bồ tát Long Thọ Bồ tát Mã Minh Buddhamitra Buddhanandi Ca Thắng Ca Tỳ Ma La Chánh pháp nhãn tạng Châu kỳ Châu thư Châu Võ đế Chùa Bửu lâm chùa Sơn cốc Công Đức Đa La Công Thắng Cù Đàm Dhrataca Di Dá Ca Di La Quật Diệu tâm Niết bàn Dưu Lãnh Đại Giám thiền sư Đại Mãn thiền sư Đại trượng phu luận Đạo Tín Đắc Độ Đề Đà Ca Đức Thắng Gayasata Giám Trí thiền sư Haklena Hàm Hanh Hành Thao Hạo Nguyệt Hậu Ngụy Hiền Chúng Hiếp Tôn Giả Hiếu Trang đế Hoàn công Hoằng Nhẫn Hộc Phạn Huệ An Huệ Mãn Huệ Minh Huệ Năng Huỳnh Mai Hương Chí Hương sơn Jayata Không Quán Kiên Cố Kiết châu Kiều xa da Kim Quang Kinh Kim cang Kinh Phệ đà Kumarata Kỳ châu Kỳ xà quật Kỳ xuân La duyệt La phu Lạc dương Lãnh nam Lão Trang Lâm Thắng Linh sơn Loa xuyên Long Thắng Long tử Lương võ đế Lưu Chi Lý Thị Lý Thường Ma Đề Ma ha Ba xà Ba Đề Ma ha Ca Diếp Ma kiệt đà Mã Tăng Ma Manorhita Miccaka Minh đế Mục Kiền Liên Na đề Nghiêm Nhất Nguyên Hòa Linh Chiếu. Nguyệt Chí Nguyệt Tịnh Đa la Ngưu đầu Parsvika Phá đầu Phạm Chi Phạm Chí Pháp Dung Pháp Võ Phật Đà Nan Đề Phật pháp Phục Đà Mật Đa Phương Thánh Prajnatara Punyamitra Punyayasas Quang Cái Quang Độ Quang phước Quãng tế Rahulata Sanghanandi sông Hằng Sông Kim Thủy Sư Tử Tào khê Tào Võ Vệ Tăng Xán Tân châu Tất bát la Thần Tú Thích ca Mâu ni Thiên Cái Thiên Thắng Thiếu lâm Thiếu thất lục môn Thông Lãnh Thường An Lạc Thương Na Hòa Tu Thường Tự Tại Tịch Hạnh Tổ Bà Tu Bàn Đầu Tổ Bà Xá Tư Đa Tổ bát Nhã Đa La Tổ Bất Như Mật Đa Tổ Cưu Ma La Đa Tổ Già Da Xá Đa Tổ Hạc Lặc Na Tổ La Hầu La Đa Tổ Ma Noa La Tổ Phú Na Dạ Xa Tổ Sư Tử Tổ Tăng Già Nan đề Tổ thứ ba Tổ thứ hai Tổ thứ năm Tổ thứ tư Tổ Xà Dạ Đa Tối thượng thừa luận. Tống Vân Trúc lâm Tư Mã Tỳ Bà Thi Tỳ xá ly Uất Đầu Lam Upagupla Ưu Ba Cúc Đa Vasubandhu Vasumitra Viên Giác Thiền sư Vĩnh Mục Võ Lao Vô thượng chánh đẳng chánh giác Vô Úy Hải Xá Lợi Phất

Tổng số lượt xem trang

3281

Blogger templates